Bệnh đau tai: dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Bệnh đau tai là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh này gây đau nhức tai, có thể tai bị đau ở bên trong hoặc bên ngoài làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và dễ dàng áp dụng trong việc tự chuẩn đoán các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau tai

• Đau nhức tai từ nhẹ đến nặng (tai bị đau bên trong sẽ gây nhức nhiều hơn).
• Cảm giác khó chịu trong tai.
• Trẻ em bị đau nhức tai thường hay dùng tay để kéo vành tai và có vẻ bồn chồn.
Dấu hiệu vỡ màng nhĩ:
• Tai bị đau ở bên trong.
• Nghe không rõ như bình thường.
• Máu hoặc chất dịch chảy ra từ bên trong tai (đặc biệt trong trường hợp có vật lạ chọc vào tai hoặc khi phải chịu đựng một tiếng ồn quá lớn như tiếng nổ).

Giải phẫu tai
(Hình ảnh giải phẫu tai)

Nguyên nhân làm tai bị đau ở bên trong hoặc bên ngoài

Nguyên nhân phổ biến nhất làm cho tai bị đau ở bên trong là có vấn đề với ống Eustach (xem hình trên). Đây là ống nối tai giữa với phần sau của họng. Chất lỏng hoặc áp suất trong ống Eustach sẽ gây đau tai. Bệnh đau tai còn có nguyên nhân từ các bệnh: viêm tai giữa, cúm, viêm xoang hoặc dị ứng. Một số nguyên nhân khác: thay đổi áp suất khi đi máy bay, vật lạ tác động vào tai, quá nhiều ráy tai, đau răng và chấn thương vùng tai.

Điều trị đau nhức tai

Việc điều trị tai bị đau bên trong hoặc bên ngoài bao gồm thuốc giảm đau và các phương pháp làm khô hoặc làm sạch các ống (kênh) bị tắc nghẽn trong tai. Việc tự điều trị được áp dụng khá phổ biến. Việc khám bệnh là cần thiết khi tai bị đau nghiêm trọng hoặc liên tục. Thông thường không cần dùng kháng sinh cho bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Theo thông kê, khoảng 8 trong 10 đứa trẻ sẽ tự khỏi bệnh viêm tai mà không cần sử dụng kháng sinh. Hãy để bác sĩ chuyên khoa nhi quyết định về việc có sử dụng kháng sinh và khi nào thì phải sử dụng.

Phòng tránh bệnh đau tai do bơi lội:
• Mang nút tai bằng sáp hoặc silicone.
• Mang mũ chụp tóc.
• Không bơi trong nước bẩn. Bơi trên mặt nước, không bơi dưới đáy.
• Sử dụng các thuốc chuyên dụng không cần kê toa khác.

Điều trị bệnh đau tai do bơi lội:
Mục đích điều trị là làm khô và sạch ống tai ngoài mà không gây hại cho lớp da trên cùng:
• Lắc đầu để đẩy nước bên trong tai ra ngoài.
• Sử dụng khăn giấy sạch để làm khô ống tai: xoay góc khăn giấy thành đầu và để vào ống tai 10 giây, sử dụng khăn giấy khác cho tai kia.
• Sử dụng các thuốc chuyên dụng không cần kê toa: nhỏ vào tai để chống nhiễm trùng. Cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.
• Không nên lấy ráy tai vì ráy tai là chất bảo vệ ống tai.

Phòng tránh bệnh đau tai

Phòng tránh:
• Không nhét băng gạc hoặc bất kỳ thứ gì khác vào trong tai. Việc này có thể gây thủng màng nhĩ.
• Không thổi vào mũi với một lực quá lớn.
• Tránh những khu vực có tiếng ồn lớn (như công trường xây dựng,…). Sử dụng nút tai nếu bắt buộc phải ở trong các khu vực này.
• Điều chỉnh âm lượng vừa đủ nghe khi nghe nhạc, xem tivi, xem phim,… Nếu một người khác có thể nghe được âm thanh phát ra từ tai phone của Bạn, Bạn đang nghe quá lớn.

Giảm nhẹ cảm giác tai bị đau:
• Đặt một khăn ấm hoặc một túi nhỏ hoặc khăn ướt chứa đá lạnh ở ngoài tai trong vòng 20 phút.
• Sử dụng các thuốc chuyên dụng không cần kê toa, cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.

Mở và làm khô ống Eustach trong trường hợp đau nhức tai do ống này bị tắc nghẽn:
• Ngồi dậy. Kê cao đầu khi ngủ.
• Ngáp. Việc này làm di chuyển các cơ giúp mở ống Eustach.
• Nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo cứng (không áp dụng đối với trẻ em dưới 5 tuổi). Phương pháp này đặc biệt hữu hiệu khi đi máy bay hoặc khi bị đau tai khi thức dậy sau khi ngủ.
• Luôn tỉnh táo và mang nút tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh.
• Tắm hơi.
• Sử dụng các thiết bị phun sương mát, đặc biệt khi ngủ.
• Uống nhiều nước lạnh.
• Thổi nhẹ nhưng dứt khoát vào mũi (đảm bảo 2 lỗ mũi phải kín) cho đến khi nghe một tiếng “pop”. Có thể áp dụng cách này vài lần trong ngày.
• Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để giảm bớt sự sưng tấy gây đau (không nên sử dụng thuốc giảm đau dạng xịt quá 3 ngày trừ khi có sự chỉ định khác của bác sĩ).
• Khi xịt tai cho trẻ em, luôn luôn giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng.

Xử lý côn trùng vướng trong tai gây đau nhức tai:
Chiếu đèn vào trong tai. Phương pháp này sẽ khiến côn trùng tự bò ra ngoài.

Hỏi đáp khi điều trị tai bị đau

1. Bệnh đau tai xuất hiện sau khi bị thổi vào tai hoặc bị chấn thương đầu?
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 2.
2. Cùng với đau nhức tai, có xuất hiện các triệu chứng sau của bệnh viêm màng não?
• Đau đầu nặng và dai dẳng.
• Cứng cổ (không thể chạm cằm vào ngực).
• Bị hôn mê.
• Bị co giật.
• Vết bầm đỏ hoặc tím không tự biến mất khi ấn mạnh vào da.
• Đối với trẻ sơ sinh: thóp bị phồng lên (thóp là phần mềm của hộp sọ).
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 3.
3. Cùng với việc tai bị đau, có xuất hiện một trong các triệu chứng sau?
• Nôn mửa.
• Sốt.
• Chảy máu hoặc chất dịch màu xanh lá cây từ trong tai.
• Đau tai nhiều hơn khi lắc thùy tai.
• Nhạy cảm với ánh sáng.
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 4.
4. Trẻ em có xuất hiện những dấu hiệu sau cùng với đau nhức tai hay không, đặc biệt là sau khi bị các bệnh: nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, đi máy bay hoặc các bệnh về tai trước đó?
• Liên tục chạm hoặc kéo vành tai.
• Không phản ứng lại tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay.
• Sốt.
• Khóc không thể dỗ.
• Tai bị đỏ và đau khi chạm vào.
• Cáu kỉnh hoặc bồn chồn, đặc biệt vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 5.
5. Khi bệnh đau tai xuất hiện rồi nhẹ hơn, có phải nó xuất hiện do các nguyên nhân sau?
• Một chấn thương nhẹ ở tai.
• Bị thổi mạnh hoặc nhiều lần vào mũi.
• Một vật nhỏ hoặc côn trùng bị mắc kẹt trong tai và khó lấy ra.
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 6.
6. Cùng với đau nhức tai, có bị mất thính giác (không nghe được), có tiếng động trong tai, chóng mặt hoặc buồn nôn?
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 7.
7. Bệnh đau tai xuất hiện cùng với đau hàm, đau đầu, và một tiếng động phát ra mỗi khi mở miệng và khép miệng?
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Sử dụng các phương pháp tự điều trị.

Kết luận về bệnh đau nhức tai

Trong bài viết này chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin hữu ích về bệnh đau tai. Xin lưu ý là bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và do khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn có thể tự nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng như trình bày ở trên một cách dễ dàng và sau đó là áp dụng các cách điều trị phù hợp nhất. Thân chúc Bạn luôn mạnh khỏe và biết cách bảo vệ đôi tai quý giá của mình!

Xem thêm Tất cả bệnh thường gặp: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn BHSK Liberty:
GỌI/ZALO 0931 497 6270949 476 949 hoặc ĐIỀN FORM

Tài liệu tham khảo:
HEALTHIER AT HOME – The Proven Guide to Self-Care & Being a Wise Heath Consumer
Written by Don R.Powell, Ph.D. and The American Institute for Preventive Medicine
ISBN-10: 0-9765048-0-4
Website: https://healthylife.com/

Vui lòng dẫn nguồn baohiemsuckhoeliberty.com khi đăng lại thông tin từ trang này. Xin cảm ơn

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

All in one
Liên hệ ngay