Bệnh hen suyễn: dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Bệnh hen suyễn (tiếng Anh: Asthma) là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi và mang yếu tố di truyền. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và dễ áp dụng trong việc tự chuẩn đoán các triệu chứng hen suyễn, xác định nguyên nhân và các cách chữa trị, phòng ngừa.

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh ảnh hưởng đến đường thở trong phổi. Bệnh này làm hẹp đường thở và gây ra các triệu chứng hen suyễn thường được gọi là “cơn hen”. Thống kê cho thấy chỉ riêng ở Mỹ có hơn 20 triệu người mắc bệnh này.

Triệu chứng hen suyễn

• Ho kéo dài hơn 1 tuần. Ho có thể là triệu chứng duy nhất. Ho có thể diễn ra suốt đêm và sau khi tập thể dục.
• Khó thở kéo dài. Việc hít thở ngày càng khó khăn và có thể gây đau. Thở ra khó khăn hơn là hít vào.
• Bệnh khò khè.
• Tức ngực hoặc đau ngực.

Đường thở bị co hẹp trong bệnh hen suyễn
(Hình ảnh giải phẫu: Đường thở bị co hẹp trong bệnh hen suyễn)

Nguyên nhân bệnh hen suyễn

Các yếu tố di truyền đóng một vai trò lớn gây ra bệnh hen suyễn. Bạn sẽ có khả năng cao mắc các triệu chứng hen suyễn nếu trong gia đình đã có người bị bệnh. Việc tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường sống có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc bệnh hen suyễn. Các yếu tố này có thể bao gồm: bụi bẩn, bọ ve và nhiễm trùng đường hô hấp do virus.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn tấn công kích hoạt (Asthma Attack Triggers):
• Cảm, cúm, viêm phế quản, viêm xoang.
• Hít thở một chất gây dị ứng (phấn hoa, bọ ve, nấm mốc, lông hoặc vảy từ da động vật,…) hoặc một chất kích thích (khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, khói bụi, mùi nước hoa,…).
• Phân gián.
• Các chất chứa lưu huỳnh. Các chất này có thể được sử dụng như phụ gia trong rượu và một số thực phẩm.
• Không khí lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.
• Tập thể dục, đặc biệt là khi tập ngoài trời lạnh.
• Một số loại thuốc như aspirin, betablockers và chất ức chế ACE.
• Bị xúc động mạnh. Bao gồm cả cười lớn và khóc to.

Điều trị triệu chứng hen suyễn

Việc điều trị triệu bệnh hen suyễn với những loại thuốc không cần kê toa là khá phức tạp. Một bác sĩ chuyên khoa có thể chuẩn đoán và theo dõi các triệu chứng hen suyễn. Cách tốt nhất để chữa bệnh hen suyễn là tuân theo một phác đồ điều trị cụ thể do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Phác đồ này có thể bao gồm việc tránh xa các tác nhân gây bệnh, những việc cần làm khi lên cơn hen và những loại thuốc cần sử dụng. Một vài biện pháp cần được thực hiện ngay khi lên cơn hen. Các biện pháp còn lại có thể được áp dụng hằng ngày với mục đích ngăn ngừa cơn hen.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm vắcxin cúm hằng năm. Thăm khám bác sĩ thường xuyên là cần thiết để đánh giá chính xác hiện trạng bệnh hen suyễn và hiệu quả của các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra cũng cần điều trị dứt điểm các bệnh khác (nếu có) đang làm bệnh hen suyễn nặng hơn. Các bệnh này có thể bao gồm: trào ngược axit dạ dày, béo phì, ngưng thở khi ngủ.

Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh hen suyễn

• Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo chỉ định. Luôn luôn mang thuốc hen suyễn bên người.
• Tránh các tác nhân gây bệnh.
• Không hút thuốc lá. Ngăn cấm người khác hút thuốc trong nhà Bạn. Tránh xa khói thuốc lá và khu vực có không khí bị ô nhiễm.
• Uống nhiều nước (2-3 lít mỗi ngày).
• Đeo khăn quàng cổ quanh mũi và miệng mỗi khi ra ngoài trời lạnh. Khăn quàng sẽ làm ấm không khí đi vào mũi và ngăn cản không khí lạnh tiếp cận những khu vực nhạy cảm trong đường thở.
• Ngừng tập thể dục nếu bắt đầu bị khò khè.
• Giữ cho phòng ngủ không có những tác nhân gây dị ứng:
– Không gối đầu khi ngủ. Sử dụng tấm phủ bằng nhựa hoặc chất không gây dị ứng trên nệm hoặc gối (nếu Bạn không thể ngủ thiếu gối). Rửa tấm lót nệm bằng nước nóng hằng tuần.
– Sử dụng các miếng thảm lót (có thể di chuyển được), không sử dụng thảm trải sàn. Sử dùng rèm hoặc màn cửa có thể rửa được.
– Nhờ một ai đó vệ sinh và hút bụi mỗi tuần một lần. Sử dụng máy hút bụi có màng lọc HEPA hoặc túi lọc có độ dày gấp đôi bình thường. Nếu Bạn là người vệ sinh và hút bụi, cần phải mang khẩu trang có màng lọc bụi.
– Không sử dụng nước hoa.
– Lắp đặt máy lọc không khí bằng điện trên lò sưởi hoặc sử dụng máy làm sạch không khí cầm tay. Thay đổi hoặc lau rửa lò sưởi và các màng lọc không khí một cách thường xuyên.
• Không ăn hoặc uống các chất có chứa lưu huỳnh như rượu và các loại động vật có vỏ.
• Luôn luôn ngồi thẳng lưng khi lên cơn hen suyễn.
• Sử dụng thuốc chứa acetaminophen, không sử dụng thuốc có aspirin.

Hỏi đáp khi điều trị bệnh hen suyễn

1. Bạn có bị bị các triệu chứng hen suyễn sau đây: khó thở, không thể nói liên tục 4 đến 5 từ giữa hai lần thở, hay Bạn không thể ăn ngủ được? Bạn có bị bệnh khò khè và đang sử dụng thuốc có chứa corticosteroid hoặc bệnh khò khè không hết sau khi dùng thuốc?
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 2.
2. Bạn có bị sốt kèm theo khó thở hoặc chỉ số lưu lượng đỉnh thở (PEF – peak expiratory flow) đọc được trên máy đo của Bạn thấp hơn 50% so với mức tốt nhất của Bạn?
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 3.
3. Chỉ số lưu lượng đỉnh thở (PEF – peak expiratory flow) đọc được trên máy đo của Bạn nằm trong khoảng từ 50% đến 80% so với mức tốt nhất của Bạn hoặc Bạn đang sử dụng thuốc giãn phế quản nhiều hơn 2 lần mỗi tuần?
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 4.
4. Bạn có bị bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như sốt hoặc/và ho có đàm màu xanh lá cây, màu vàng hoặc có máu? Hoặc Bạn có lên cơn hen suyễn thường xuyên hơn và nặng hơn trước kia?
– Đúng: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không: Sử dụng các phương pháp tự điều trị.

Kết luận

Trong bài viết này chúng tôi tổng hợp nhiều thông tin hữu ích về các triệu chứng hen suyễn, cách chữa trị và phòng ngừa. Mặc dù bệnh này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố di truyền nhưng bất kỳ người nào cũng có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Một điều may mắn là Bạn có thể tự mình nhận biết các triệu chứng hen suyễn, sau đó áp dụng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp như đề cập ở trên. Thân chúc Bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm Tất cả bệnh thường gặp: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn BHSK Liberty:
GỌI/ZALO 0931 497 6270949 476 949 hoặc ĐIỀN FORM

Tài liệu tham khảo:
HEALTHIER AT HOME – The Proven Guide to Self-Care & Being a Wise Heath Consumer
Written by Don R.Powell, Ph.D. and The American Institute for Preventive Medicine
ISBN-10: 0-9765048-0-4
Website: https://healthylife.com/

Vui lòng dẫn nguồn baohiemsuckhoeliberty.com khi đăng lại thông tin từ trang này. Xin cảm ơn

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

All in one
Liên hệ ngay