Bệnh dị ứng

Bệnh dị ứng (tiếng Anh: Alergies) là một bệnh vô cùng phổ biến. Bệnh này liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu chi tiết các triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh dị ứng.

Định nghĩa bệnh dị ứng

Bệnh dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây dị ứng, các tác nhân này bình thường thì vô hại. Các tác nhân gây dị ứng có thể xâm nhập cơ thể qua các con đường: hô hấp (hít vào), tiêu hóa (nuốt vào) và qua da (tiếp xúc).

Dấu hiệu bệnh dị ứng

Có thể phân biệt 2 dạng dấu hiệu: Dấu hiệu các bệnh dị ứng phổ biến và Dấu hiệu các bệnh dị ứng nghiêm trọng.
Dấu hiệu các bệnh dị ứng phổ biến
• Hắt xì. Chảy nước mắt. Các dấu hiệu cảm cúm kéo dài hơn 10 ngày mà không bị sốt. Quầng thâm dưới mắt.
• Hắng giọng thường xuyên. Khàn tiếng. Ho hoặc thở khò khè.
• Nổi mẩn trên da (phát ban).
• Mất khả năng ngửi hoặc nếm.
• Viêm tai hoặc viêm xoang bị tái phát liên tục.

Dấu hiệu các bệnh dị ứng nghiêm trọng
• Thở gấp. Thở khó hoặc nuốt khó. Thở khò khè.
• Sưng tấy nghiêm trọng khắp cơ thể hoặc ở các vùng mặt, môi, lưỡi và cổ.
• Chóng mặt, yếu ớt hoặc bị tê (không có cảm giác) ở vùng nào đó của cơ thể.
• Nhợt nhạt, xanh xao ở vùng môi, da hoặc vùng móng tay.
• Da lạnh, ẩm hoặc đột ngột chuyển sang nhợt nhạt và chảy mồ hôi.
• Ngất xỉu. Giảm khả năng nhận thức.

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh dị ứng là:
• Bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này do hít phải các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi, cỏ, phấn hoa của cây và các loài cỏ dại, bào tử nấm mốc,…
Bệnh hen suyễn.
• Dị ứng thức ăn. Các thức ăn gây dị ứng thường gặp: sữa, cá, các loại hạt, lúa mì, bắp (ngô) và trứng.
• Dị ứng da.

Điều trị bệnh dị ứng

Làm sao để điều trị bệnh dị ứng? Hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Kiểm tra da có thể xác định được các tác nhân gây dị ứng cần tránh. Chích ngừa các bệnh dị ứng. Thuốc có thể làm giảm bớt các dấu hiệu của bệnh. Bệnh nhân bị dị ứng đột ngột và nghiêm trọng có thể uống các loại thuốc được kê toa. Biện pháp này dành cho các trường hợp dị ứng nghiêm trọng trước khi tiến hành cấp cứu.

Hỏi đáp khi điều trị bệnh dị ứng

1. Bạn có bị một trong số các vấn đề dưới đây không?
• Các dấu hiệu của các bệnh dị ứng nghiêm trọng đã nêu trên.
• Đau ngực hoặc tức ngực.
• Động kinh.
• Ho và khó thở.
– Có: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 2.
2. Bạn có bị một trong số các vấn đề dưới đây không?
• Nổi mẩn đỏ và nóng khắp cơ thể.
• Phát ban nghiêm trọng.
• Khàn giọng.
• Cảm thấy bồn chồn, lo âu, run sợ.
• Lỗ con ngươi mở rộng.
• Một phản ứng nghiêm trọng của cơ thể đã xảy ra trong quá khứ sau khi tiếp xúc với một chất nào đó.
– Có: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 3.
3. Bạn có bị một trong số các vấn đề dưới đây không?
• Sốt, mệt mỏi, đau đầu hoặc bị phát ban.
• Xuất hiện triệu chứng đau khớp.
• Xuất hiện triệu chứng sưng ở chân, tay.
• Xuất hiện các triệu chứng nhẹ sau khi uống thuốc antihistamine, các triệu chứng này bị tái phát lại và không hết hẳn
– Có: Khám bác sĩ.
– Không: Áp dụng các biện pháp tự chữa trị.

Các biện pháp Tự chữa trị và Phòng tránh bệnh dị ứng

Làm theo các hướng dẫn dưới đây có thể giúp Bạn tự chữa trị và phòng tránh bệnh dị ứng.

Đối với các bệnh dị ứng nghiêm trọng
• Uống thuốc kê toa theo chỉ định bác sĩ. Sau đó tiến hành cấp cứu.
• Dán nhãn hoặc treo cảnh báo y khoa đối với các tác nhân có thể gây bệnh dị ứng nghiêm trọng.
• Tránh xa các tác nhân gây dị ứng cho Bạn.

Đối với các bệnh dị ứng khác
• Nếu xuất hiện các triệu chứng nhẹ sau khi uống thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị ngay.
• Đối với bệnh phát ban và ngứa trên da, có thể uống thuốc có antihistamine không cần kê đơn. Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
• Không sử dụng nước nóng để rửa hoặc tắm các vùng da bị phát ban. Nhiệt độ cao sẽ gây phát ban nặng hơn và ngứa nhiều hơn.
• Đối với chỗ ngứa, có thể đắp bột yến mạch hoặc kem dưỡng da chứa calamine. Bạn có thể làm một hỗn hợp để đắp trên da bao gồm 3 muống soda và một muỗng nước.
• Tránh xa các tác nhân gây dị ứng cho Bạn.
• Đọc kỹ nhãn thực phẩm. Không ăn các thức ăn mà Bạn bị dị ứng. Khi đi ăn ở ngoài, hãy chú ý các thức ăn trong thực đơn mà Bạn bị dị ứng trước khi gọi món.

Kết luận

Trong bài viết này chúng tôi cung cấp nhiều chỉ dẫn để điều trị và phòng ngừa bệnh dị ứng. Phương pháp tốt nhất có lẽ là Bạn nên biết mình bị dị ứng với các tác nhân nào và hãy tránh xa nó. Thân chúc Bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm Tất cả bệnh thường gặp: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn BHSK Liberty:
GỌI/ZALO 0931 497 6270949 476 949 hoặc ĐIỀN FORM

Tài liệu tham khảo:
HEALTHIER AT HOME – The Proven Guide to Self-Care & Being a Wise Heath Consumer
Written by Don R.Powell, Ph.D. and The American Institute for Preventive Medicine
ISBN-10: 0-9765048-0-4
Website: https://healthylife.com/

Vui lòng dẫn nguồn baohiemsuckhoeliberty.com khi đăng lại thông tin từ trang này. Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.