Bệnh đau bụng

Bệnh đau bụng (tiếng Anh: Abdominal Pain) là bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, phổ biến đến nỗi có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và khiến việc chẩn đoán, chữa trị hoặc phòng ngừa cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản và dễ áp dụng nhất để xem xét căn bệnh này ở khía cạnh tự chẩn đoán bệnh.

Bệnh đau bụng là gì?

Bụng (Abdomen) là phần cơ thể nằm giữa các xương sườn dưới và xương chậu. Bụng là phần chứa rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể (thường được gọi là “nội tạng”). Bệnh đau bụng được xem là trạng thái không bình thường của một hoặc các nội tạng này.

Hình ảnh giải phẫu bụng
Hình ảnh giải phẫu bụng

Triệu chứng đau bụng

• Cảm giác đau từ nhẹ đến nặng. Có dấu hiệu đau một cách mờ nhạt hoặc sắc nét.
• Đau đột ngột (cấp tính): đau bụng một cách bất thình lình.
• Đau thường xuyên (mãn tính): đau bụng thường xuyên hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian.
Bệnh đau bụng có thể khác nhau ở cảm giác đau, vị trí đau và các dấu hiệu khác xuất hiện cùng với nguyên nhân gây đau.

Nguyên nhân bệnh đau bụng

Đau bụng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng một hoặc một số cơ quan trong bụng (nội tạng) đang gặp phải vấn đề bất thường. Những nguyên nhân chính gây đau bụng:
• Táo bón.
• Ngộ độc thực phẩm.
• Nhiễm khuẩn đường ruột hoặc đường tiết niệu.
• Ợ nóng.
• Đau bụng kinh ở phụ nữ.
• Viêm loét dạ dày.
• Sỏi mật.
• Sỏi thận.
• U nang buồng trứng ở phụ nữ.

Bệnh Crohn là một bệnh mãn tính có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng khác là sốt, mệt mỏi và chảy máu trực tràng. Các triệu chứng sẽ xuất hiện khi bệnh trở nặng. Khi bị bệnh Crohn, bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho tới hậu môn, đều bị tác động. Thông thường thì ruột và đoạn cuối của ruột non (hồi tràng) sẽ bị tác động nhiều nhất.
Chữa trị bệnh Crohn bao gồm sử dụng thuốc, bổ sung dinh dưỡng và phẫu thuật.

Chữa trị bệnh đau bụng

Việc chữa trị phụ thuộc hoàn toàn vào việc tìm ra nguyên nhân gây đau bụng. Cốt lõi ở đây là nhận diện được đâu là bệnh nhẹ (ví dụ: cơn đau bao tử ở dạng nhẹ) và đâu là bệnh nặng. Bởi vì “đau” có thể chỉ là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng không bình thường của cơ thể, hoặc là triệu chứng của một căn bệnh. Cần phải đi khám ngay lập tức nếu đau bụng ở trạng thái nặng (đau dữ dội hoặc kéo dài không dứt).

Hỏi đáp khi điều trị bệnh đau bụng

1. Cùng với đau bụng, Bạn có bị các triệu chứng đau tim không?
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 2.
2. Cùng với đau bụng, Bạn có bị một hoặc một số trong các triệu chứng sau không?
• Bạn nôn mửa không dừng được, nôn ra máu hoặc các chất khác nhìn giống như bột cà phê.
• Bạn nôn mửa, bị sốt và run rẩy, cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên của phần giữa lưng.
• Bạn đau bụng dữ dội và không thể đi tiểu.
• Bạn bị khô miệng, cảm giác rất khát nước, đi tiểu ít hoặc không thể đi tiểu, da bị khô và không thể đàn hồi lại nếu Bạn cấu hoặc nhéo.
• Bạn đi ra phân có máu hoặc có dạng giống như dầu mỏ và có màu đen.
• Bạn đã thực hiện giải phẫu phần bụng trong thời gian gần đây.
• Bạn không thể đi lại hoặc cảm giác đau nặng nề hơn khi đi lại.
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 3.
3. Cùng với đau bụng, Bạn có bị một hoặc một số vấn đề sau không?
• Cơn đau lan đến lưng, cổ hoặc vai phải.
• Bạn cảm thấy cơn đau nhói hoặc kéo dài.
• Bạn thấy bụng bị mềm khi chạm vào.
• Bạn không biết vì sao bụng bị sưng lên và ngày càng tệ hơn.
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 4.
4. Cơn đau bụng diễn ra nghiêm trọng, bất thình lình, dữ dội hoặc kéo dài không?
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 5.
5. Bạn có cảm thấy một hoặc một số triệu chứng của Bệnh đau ruột thừa được liệt kê dưới đây không?
• Bạn chưa phẫu thuật cắt ruột thừa.
• Các cơn đau xuất hiện ở phần trên dạ dày hoặc xung quanh lỗ rốn và sau đó di chuyển xuống phần bụng dưới. Cơn đau có thể rõ nét, nghiêm trọng và cảm giác đau nặng hơn khi chạm vào phần bụng dưới.
• Buồn nôn, nôn mửa hoặc không thèm ăn.
• Sốt nhẹ.
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 6.
6. Bạn có cảm thấy một hoặc một số triệu chứng của Bệnh sỏi mật được liệt kê dưới đây không?
• Cơn đau bắt đầu từ bên hông, sau đó lan đến bụng hoặc phần háng.
• Bạn không thể đi tiểu hoặc cảm giác rất đau khi đi tiểu.
• Nước tiểu của bạn có máu, bị đục hoặc/và có mùi hôi.
• Bạn đi tiểu thường xuyên nhưng chỉ tiểu ra một lượng ít.
• Nhiệt độ cơ thể bạn vượt quá 38,3 độ C.
– Đúng: Lập tức đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 7.
7. Cùng với đau bụng, Bạn có bị một hoặc một số vấn đề sau không?
• Tròng trắng của mắt hoặc da của Bạn chuyển sang màu vàng.
• Cơn đau ở phần bụng trên giảm bớt khi bạn sử dụng thuốc kháng axit.
• Tiêu chảy hoặc táo bón nghiêm trọng kéo dài hơn 1 tuần.
• Da bụng trở nên nhạy cảm hoặc bị nổi mẩn (phát ban).
• Bất kỳ phần nào của bụng bị phồng lên (lồi lên) hoặc/và cảm giác không thoải mái khi Bạn chạm vào.
– Đúng: Đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 8.
8. Cùng với đau bụng, Bạn có bị một hoặc một số trong các triệu chứng của Bệnh viêm đường tiết niệu?
– Đúng: Đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 9.
9. Bạn có cảm thấy phần háng bị sưng hoặc không thoải mái khi bạn ho hoặc mang vác một vật nặng?
– Đúng: Đi khám bác sĩ.
– Không: Xem tiếp số 10.
10. Cùng với đau bụng, Bạn có bị một hoặc một số vấn đề sau không?
• Liên tục ợ hơi, buồn nôn, xì hơi hoặc tiếng động trong bụng.
• Cơn đau nặng hơn khi bạn cúi xuống hoặc nằm xuống.
• Bạn đang mang thai.
– Đúng: Đi khám bác sĩ.
– Không: Áp dụng các biện pháp tự chữa trị.

Tự chữa trị/Phòng tránh bệnh đau bụng

• Tìm một chỗ thoải mái và nghỉ ngơi.
• Sử dụng thuốc không kê đơn theo chỉ dẫn trên vỏ hộp.
• Sử dụng tấm sưởi ấm (làm nóng) ở mức thấp (không áp dụng đối với trẻ em).
• Không mặc quần áo quá chật.
• Không tập thể dục quá nặng.

Kết luận

Trong bài viết này chúng tôi cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh đau bụng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này và việc chữa trị phụ thuộc hoàn toàn vào việc tìm ra nguyên nhân. Tự mình trả lời các câu hỏi nêu trên có thể giúp Bạn chẩn đoán và tìm cách điều trị hoặc phòng tránh phù hợp nhất. Thân chúc Bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm Tất cả bệnh thường gặp: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn BHSK Liberty:
GỌI/ZALO 0931 497 6270949 476 949 hoặc ĐIỀN FORM

Tài liệu tham khảo:
HEALTHIER AT HOME – The Proven Guide to Self-Care & Being a Wise Heath Consumer
Written by Don R.Powell, Ph.D. and The American Institute for Preventive Medicine
ISBN-10: 0-9765048-0-4
Website: https://healthylife.com/

Vui lòng dẫn nguồn baohiemsuckhoeliberty.com khi đăng lại thông tin từ trang này. Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.